Công nghệ phân bón hóa chất mới nhất

tt3

I. CÔNG NGHỆ  SẢN XUẤT PHÂN BÓN THÁP CAO

Một nhà máy phân bón tháp cao của Trung Quốc (tháp đôi)

 

1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ tháp cao công suất 300.000 tấn/năm:

Chiều cao tháp: 128m; Đường kính tháp: 16m

1. Cơ cấu định lượng nguyên liệu, 2. Máy trộn liệu, 3. Băng tải, 4. Gầu tải nguyên liệu, 5. Vít tải dẫn  liệu, 6. Thùng hóa phản ứng (hóa lỏng), 7.  Lớp vỏ chứa chất dẫn nhiệt bảo ôn, 8. Cửa nạp liệu, 9. Mô tơ cánh khuấy, 10. Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, 11. Máy tạo hạt ly tâm (van phun liệu hóa lỏng), 12. Quạt hút gió, 13. Khoảng trống của tháp cao (vùng rơi tự do của hạt), 14. Sàng vòng, 15. Gầu tải thành phẩm, 16. Bunke chứa thành phẩm

1.2. Mô tả quy trình công nghệ sản xuất phân bón tháp cao

Các nguyên liệu gồm: Đạm Urea, MAP, Kali trắng, CaCO3 dạng bột từ cơ cấu định lượng tự động (1) chuyển xuống máy trộn (2), các nguyên liệu sau khi được trộn đều được vận chuyển trên cơ cấu dẫn liệu (3), (4), (5) và nạp vào thùng phản ứng (6), tại đây các nguyên liệu được đun nóng và duy trì ổn định ở nhiệt độ nhất định, nguyên liệu chính là Urea nóng chảy hòa trộn với các nguyên liệu khác thành một khối dung dịch gần như đồng nhất.

Bộ khuấy đánh tơi nguyên liệu trong thùng phản ứng

Sau khi khối dung dịch có độ đồng đều nhất định sẽ được xả xuống máy tạo hạt ly tâm (11), các hạt dung dịch được bắn ra được rơi tự do trong không khí (13), trong hệ thống tháp được thổi một luồng gió lạnh với tốc độ cực mạnh từ dưới lên nhằm giảm tốc độ rơi của hạt và cũng làm cho hạt khô hơn, các hạt khô và tròn dần được rơi xuống chân tháp và được thu hồi, sàng phân loại (14), các hạt không đạt yêu cầu và kích thước được tuần hoàn trở lại, các hạt đạt yêu cầu được chuyển đến hệ thống đóng bao thành phẩm.

Hệ thống phun liệu trên đỉnh tháp

Ưu điểm của sản phẩm: Sản phẩm có hình thức tròn, bóng đẹp, đồng đều, có hàm lượng dinh dưỡng cao (đặc biệt là đạm) giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhân công. Hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm có độ ổn định rất cao.

Xilo hứng thành phẩm dưới đáy tháp

Nhược điểm của sản phẩm: Các dòng sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ và nguyên liệu, vì vậy hạn chế cho việc đa dạng hóa các công thức sản phẩm. Không thể sản xuất các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Sản phẩm phân bón công nghệ tháp cao

II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN BÓN CÔNG NGHỆ HƠI NƯỚC

Máy tạo hạt hơi nước của một nhà máy tại Việt Nam

2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ hơi nước công suất 100.000 tấn/năm:

1. Cơ cấu định lượng, 2. Máy trộn, 3. băng tải, 4. Máy tạo hạt, 5. Thiết bị hóa lỏng Urea, 6. Lò đốt cấp hơi nước, 7. Lò đốt cấp nhiệt cho máy sấy, 8. Máy sấy thùng quay, 9. Máy làm nguội thùng quay, 10. Sàng vòng, 11. Máy nghiền, 12. Máy đánh bóng, 13. Cơ cấu định lượng dầu bóng, 14. Gầu tải (băng tải) thành phẩm, 15. Bunke chứa thành phẩm

2.2. Mô tả quy trình công nghệ

Máy sấy trong hệ thống dây chuyền sản xuất phân bón công nghệ hơi nước

Các nguyên liệu gồm: Đạm Urea, Amon clorua, SA, MAP, Kali, CaCO3, Cao lanh được đập tơi, định lượng trên cơ cấu định lượng (1), trộn đều trên máy trộn (2) sau đó được cấp đều đặn vào máy tạo hạt số (4) qua băng tải (3), trong máy tạo hạt thùng quay các nguyên liệu được hỗn hợp với nhau và kết dính nhờ hơi nước và urea lỏng, sau khi đã trộn đều và cơ bản tại thành cốt hạt, các hạt đó tiếp tục chuyển sang máy sấy thùng quay, máy sấy cũng là một cơ cấu tạo hạt hiệu quả, bán thành phẩm trong máy sấy vừa được tạo hạt vừa được sấy ở nhiệt khô đến độ ẩm thấp hơn 2%, bán thành phẩm được chuyển sang máy làm nguội (9) để làm nguội và sàng phân loại (10), các hạt không đạt kích thước được nghiền nhỏ và tái chế, các hạt đạt kích thước được chuyển sang máy đánh bóng (giúp bóng hạt và chống đóng tảng), cuối cùng là chuyển sang đến hệ thống đóng bao thành phẩm.

Sản phẩm phân bón công nghệ hơi nước

Ưu điểm của sản phẩm: Sản phẩm có hình thức tròn, bóng đẹp, đồng đều, có hàm lượng dinh dưỡng cao (tổng hàm lượng có thể lên tới 54% – gấp 3 lần so với các sản phẩm NPK thông thường), giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhân công. Công thức có thể điều chỉnh hợp lý theo nhu cầu của từng loại cây trồng, Hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm ổn định.

Ưu điểm chung của 2 công nghệ: Là công nghệ sản xuất phân bón tiên tiến trên thế giới, nó giúp khắc phục được các nhược điểm của công nghệ cũ hiện có là: Hàm lượng dinh dưỡng thấp, độ ổn định về hàm lượng không cao, hình thức hạt xấu, thời gian bảo quản ngắn.

Post A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Close menu
Close menu