Sản xuất thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân

tt4

Theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Bình Thuận phát triển diện tích khoảng 30.000 ha thanh long. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích thanh long được trồng trên địa bàn tỉnh đã đạt trên 27.750 ha, tăng hơn 17.000 ha so với năm 2008.

Cây thanh long được trồng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Thuận, nhưng nhiều nhất là tại huyện Hàm Thuận Nam (12.373 ha), Hàm Thuận Bắc (8.950 ha) vàhuyện Bắc Bình (3.041 ha). Sản lượng thanh long thu hoạchnăm 2017 đạt hơn 540.250 tấn, tăng 304.184 tấn so với năm 2008; năng suất đạt 21 tấn/ha.

Toàn tỉnh hiện có 23 hợp tác xã và 02 liên hiệp sản xuất và chế biến thanh long; sản lượng Hợp tác xã tiêu thụ thanh long cho bà con nông dân hàng năm khoảng 3.000 tấn. Các hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ thanh long này đang từng bước tìm kiếm được thị trường, giải quyết được một phần đầu ra cho sản phẩm trái thanh long của tỉnh.

Thanh long được trồng theo mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao

 

Hiện nay, nông dân trồng thanh long đã và đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tính đến tháng 2/2018, toàn tỉnh có hơn 9.510 ha của 449 đơn vị/9.625 hộ gia đình áp dụng quy trình sản xuất thanh long an toàn (theo tiêu chuẩn VietGAP), 264 ha (theo tiêu chuẩn GlobalGAP); 12.182 ha áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước; 17.000 ha sử dụng bóng đèn compact (18-20W) thay thế bóng đèn sợi tóc (60-75W) cho thanh long ra hoa trái vụ; 150 ha áp dụng mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thanh long bước đầu đi vào thực chất và đã làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu thế phát triển của thế giới; qua đó, góp phần giữ uy tín và chất lượng cho sản phẩm thanh long Bình Thuận.

Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học, chế phẩm sinh học nhằm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và tăng chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn cho trái thanh long đã và đang được người dân áp dụng vào sản xuất. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện nay đã có 88 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh đã được cấp Giấy chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận”.

Thanh long được người dân lựa chọn để xuất khẩu

 

Để có thêm thị trường tiêu thụ các sản phẩm thanh long Bình Thuận, trong thời gian qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm thanh long Bình Thuận đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước; qua đó, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận gặp gỡ tìm kiếm đối tác bạn hàng, cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu trái thanh long theo đường chính ngạch.

Rượu vang được chế biến từ trái thanh long

 

Thanh long sấy 

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có 07 cơ sở chế biến sản phẩm thanh long, trong đó có thanh long sấy khô của Công ty Cổ phần Rau quả sấy 12B và Hợp tác xã Phan Long (sản xuất khoảng 1.000 kg/tháng); thanh long sấy dẻo của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bé Dũng (sản xuất khoảng 6.000 kg/tháng); rượu vang thanh long của Hợp tác xã thanh long Hàm Đức với sản lượng khoảng 72.000 lít/năm…

Có thể khẳng định, việc sản xuất thanh long trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp của tỉnh ta và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng thanh long.

Nguyễn Phương
Nguồn: binhthuan.gov.vn

 

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Close menu
Close menu