Mít Mơ Cao Sản

390_whcs

Giới Thiệu:

Mít Mơ thuộc dòng Mít Nghệ, cây cho nhiều trái, trái to, ít mủ (không nhựa trái), phẩm chất tốt. Mít mơ được trồng nhiều ở Cái Mơn và đã được nhân giống rất nhiều.

Ngày nay Mít Mơ được chọn lọc , nhân trồng từ các dòng cho năng suất cao, phẩm chất tốt để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội. Mít Mơ hay Mít Nghệ nói chung là một trong những trái cây hiện đang phát triển và khai thác sử dụng: ăn tươi, làm bánh, kẹo, sấy chân không…Mít cho nhiều calo, nhiều đường, đạm, chất khoáng: calci, phospho, …nhiều vitamin B. Hương vị Mít là loại trái cây đậm đà quen thuộc với người Việt Nam, hạt chứa nhiều tinh bột nên còn được mệnh danh là trái cây của người nghèo.

Cây Mít có tên khoa học là Arotocarpus Intergrifolia Forst. Thuộc họ Dâu Tằm Moraceal. Cây có nguồn gốc ở Nam Ấn Độ, từ đó lan khắp Ấn Độ và các xứ nhiệt đới nóng ẩm, nhất là ở vùng Nam Châu Á…Việt Nam, Malaysia Philippines…

Yêu Cầu Sinh Thái:

Mít thích hợp với khí hậu nóng ẩm, tương đối chịu hạn, nhưng không chịu được ngập úng.

Mít thích ứng mạnh với nhiều loại đất:Đấy phù sa, đất đỏ Bazan, đất xám…Ph thích hợp:5, 5- 6, 5.

Trồng tốt ở vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên…

Đặc Tính Thực Vật:

Thân:

Mít là cây cổ thụ, thân gỗ cứng, lõi to có màu vàng ưa chuộng để đóng tủ, bàn ghế, làm đồ mỹ nghệ. .

Cây trồng bằng hạt có thể cao 20m, trồng cây ghép cao 8- 12m.

Rễ:

Bộ rễ mít phát triển mạnh, rễ cọc phát triển ngay từ cây còn nhỏ. Ở cây lâu năm, rễ nổi lên mặt đất, bám chắc, chống chịu gió bão tốt nên nó cũng là một trong những loại cây trồng chắn gió kết hợp lấy gỗ, quả ở các vườn cây ăn trái khác.

Lá:

Lá dài, rộng, lá đơn, mọc cách, bìa lá thẳng. Mặt trên lá xanh xậm, bóng, mặt dưới xanh nhạt có gân lá nỗi rất rõ. Lá già, mới rụng nên là loại cây cho nhiều bóng râm và chống cỏ tốt.

Hoa:

Mít phát hoa chùm, trên thân chính và cành to, hoa đực và hoa cái nằm cùng trên chùm, là cây đơn tính đồng chu. Mỗi chùm cho nhiều hoa, cuống to, không cánh, dính vào nhau thành những cụm hoa kép. Hoa đực chín trong phân sau đó rụng, hoa cái được thụ phấn thì phát triển thành trái.

Quả:

Quả (trái) là quả kép, mỗi túi là một quả con. Quả mang trên thân chính, cành to, một đôi khi mọc ngay trên rễ to nổi trên mặt đất ở gần gốc.

Ở điều kiện canh tác tốt, cây có thể cho quả quanh năm. Mít Mơ thịt quả (cùi quả) có màu vàng, thơm ngọt.

Cây Mít Mơ trồng 2- 3 năm cho trái. Năng suất cao ở 10 năm tuổi trở đi.

Kỹ Thuật Canh Tác:

Mùa trồng:

Trồng ăn gia đình hoặc có điều kiện thì trồng được quanh năm. Nếu trồng nhiều thì trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới ban đầu.

Khoảng cách trồng:

Thường trồng với khoảng cách:

7x6m: 250 cây /ha

Hoặc  7x7m: 200 cây  /ha

Cách trồng:

Đào hố 60X60cm  (mỗi cạnh 60cm, sâu 60cm), dùng 10- 15kg phân chuồng hoặc 0, 5kg phân lân hữu cơ+tro trấu+200g lân+xơ dừa trộn với Tricho – Baciluss lớp đất  mặt đổ đầy hố ém chặt hoặc tưới nước nhiều lần.

Khi trồng móc hố đặt cây, nếu đất thoát nước tốt trồng mặt bầu cây giống bằng mặt đất hoặc mặt bầu cây giống cao hơn mặt đất 10cm. Trồng xong, cắm cây buộc giữ cây đứng vững và tưới đẫm.

Tưới Tiêu:

Cây Mít cần tưới nước đầy đủ để cây phát triển nhưng không để ngập úng, nhất là mùa mưa cần đào mương rãnh thoát nước cho vườn. Nên kết hợp tưới chung với các dạng can tưới như Branroot, vua phục hồi.

Chăm sóc:

Cây mới trồng cần làm cỏ vùng gốc, dùng cỏ khô, rác, rơm hoai mục tủ gốc giữ ẩm, tủ cách gốc 20- 30cm để giữ ẩm. Tỉa các cành nhánh nhỏ mang lá khuất bên trong tán để tán thông thoáng, các cành nhánh không cân đối.

Bón Phân:

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, 2- 3 năm đầu cần bón phân NPK với tỷ lệ đạm cao, để cây phát triển thân, cành, lá. Dùng phân 20- 20- 15,…

Cây cho trái trước khi tới vụ ra hoa cần bón phân có nhiều lân như: 17-17-17; DAP+Kali (KCl, K2SO4…)

Cây đang mang trái, cần bón NPK với tỷ lệ đạm, lân trung bình, nhiều Kali để trái cho phẩm chất tốt.

Các loại phân bón lá sử dụng cho mít:

Thời điểmLoại phân bónLiều lượngGhi chú
Cây con & phục hồi sau thu hoạch– 29 – 10 – 10

–  35 – 10 – 10

–  Branroot (đạm cá) can 5 lít

–  Vua phúc hồi xô 20kg

–  Humiking

–  Mg++

–  Hyphos Mg

Dạng bột: 250g/phuy

Dạng lỏng 250ml/phuy

Phun ướt đẫm thân, cành, lá
Giai đoạn kích thích ra hoa–  MKP

–  NPK 10 – 60 – 10

–  NPK 10-55-10

–  Combi 25g

–  Hyphos Mg (NPK 0-42-8)

–  1kg/phuy

–  250 – 500g/phuy

–  250g/phuy

–  1 gói 25g/phuy

–  250ml/phuy

Giai đoạn trái nhỏ–  NPK 11-11-33

–  NPK 20-20-20

–  Oganic (HC22%)

200g/phuy

250g/phuy

250ml/phuy

Trái trước thu hoạch–  NPK 11-11-33

–  NPK 20-20-20 Oganic (HC22%)

–  Kali shunphate

–  Hyphos Mg (NPK: 0 – 42 – 8 )

200g/phuy

250g/phuy                           250ml/phuy

100g/phuy

250ml/phuy

 

Phòng Trừ Sâu Bệnh:

Bệnh hại:

  1. Bệnh thối gốc chảy mủ.

Do nấm Phytopthora sp gây ra, Cây bệnh vùng gốc thân bị chảy nhựa.

Phòng trị: Thoát nước tốt cho cây, tránh ngập úng gây ẩm độ cao ở vùng rễ nhất là vào mùa mưa. Phát hiện sớm cây chớm bệnh, dùng Aliette, ridomif, curzate, phun xịt thân cành lá và tưới vùng gốc 3- 4 lần, mổi lần cách nhau 7 ngày.

  1. Mốc hồng:

Do nấm Corticium Salmonicolor gây ra, nấm tạo lớp mốc màu hồng từ các vết nứt, các cháng ba cành làm khô chất cành.

Phòng trị: Cắt tỉa cành khô bên trong tán, tạo thông thoáng, hủy bỏ cành bệnh, khô để tránh lây lan. Phun trị  bằng Validamycin, Rovral, Romicin, viben, candazole, fundazonle…

  1. Thối hoa và trái non:

Do nấm Rhizopus Nigricans thường gây hại nặng vào mùa mưa, hoa và trái non bị thối đen rụng. Phun trị bằng Topsin M, Viben, Candazole, Fundazol…

 Côn Trùng Gây Hại:

  1. Sâu đục Trái (glyphodes Caesali;Nacoleia Octasema;Conegethes Punctiferalis)

Thành trùng là Ngài, cánh trước màu vàng, cánh sau có vạch nâu. Ấu trùng phát triển đầy đủ. Đầu màu vàng nâu, thân màu trắng có những chấm nâu đen. Sâu đục vào trái, đùn phân khô ra ngoài, vết đụt thường bị thối.

Phòng trị: bằng Pyrinex, Cyperin, Fenbis, Cymkill…phun lúc trái non.

  1. Rệp sáp phấn :

Loài Planococcus Lilacinus gây hại trên cuống trái;loài Pseudococcus Sp gây hại trên lá;Rệp sáp phấn thường không gây hại đáng kể.

Phóng trị: Phun Bi- 58, Pyrinex, Supracide…

Thu Hoạch và Chế Biến:

Mít từ khi hoa nỡ đến khi trái chín mất từ 5- 6 tháng tùy điều kiện chăm sóc. Thu hoạch trái già khi gai nỡ thẳng, nhựa lỏng, để tự nhiên cho chín ,  hoặc giú chín nhanh cần cắt cuống, đóng cây nong cuống để không khí thông vào múi, phơi nắng để tăng nhiệt độ, trái sẽ chuyển hóa để chín.

Mít chế biến bánh, kẹo, sấy khô để sử dụng.

Trên đây là những thông tin về những đặc điểm của cây Mít Mơ Cao Sản

 

Chúc các bạn thành công.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Close menu
Close menu